Bột lá gai khô 100% nguyên chất tự nhiên (tạo màu đen)
Bột lá gai là sản phẩm được làm từ 100% lá gai tươi nguyên chất. Với nguồn nguyên liệu tự trồng và được sản xuất theo quy trình khép kín. Chợ quê cam kết mang đến cho quý khách hàng sản phẩm bột lá gai chất lượng, đặc biệt không pha trộn cũng như sử dụng chất bảo quản, giữ được mùi thơm nguyên chất của lá gai tươi.
Bột lá gai khô
GIỚI THIỆU VỀ CÂY LÁ GAI
Bột lá gai khô nguyên chất được chế biến từ cây gai còn có tên gọi là trữ ma, tầm ma, tầm gai, cây gai bánh họ Gai (Urticaceae), được sử dụng làm món ăn đặc trưng của người Việt Nam (làm bánh gai).
Tên thường gọi: Cây gai, cây lá gai, cây bánh gai, cây lá bánh gai. Cây gai thường mọc hoang ở các bụi và đến nay nhờ vào công dụng, và tác dụng rất tốt cây nên đã được người dân đem về nhân giống và trồng đại trà ở các khu vườn và trang trại được quy hoạch rộng lớn. Là loại cây sống lâu năm, thân nhỏ trên thân cây thi thoảng có gai, và có rất nhiều nhánh mỗi nhánh cây được phát triển từ gốc cây có thể cao tới 1,5 - 2m,mỗi vụ hoặc mỗi lần thu hoạch sẽ cắt các nhánh cây sau đó cây sẽ lại mọc từ gốc.
Lá cây gai là loại lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7 – 15cm, rộng 4 – 8cm, mép có răng cưa, mặt dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt lá màu lục sẫm, ráp, có 3 gân từ cuống phát ra, lá tươi thường có mùi ngái tuy nhiên khi phơi khô lá sẽ có mùi rất thơm và rễ chịu.
Cây lá gai tươi
LỢI ÍCH TUYỆT VỜI KHI SỬ DỤNG BỘT LÁ GAI
- Bột lá gai sử dụng rất tiện, và thời gian để được lâu hơn.
- Bột lá gai giữ được màu và mùi vị thơm đặc trưng
- Bột lá gai đảm bảo nguyên chất 100% từ lá gai tươi (không sử dụng pha trộn chất bảo quản).
- Bột lá gai rất tiện lợi trong các khâu vận chuyển và bảo quản.
- Bột lá gai được nghiền nhỏ có thể bảo quản trong 12 tháng.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘT LÁ GAI ĐÚNG CÁCH
Bước 1: Rửa qua bột lá gai sau đó hòa với lượng nước vừa đủ.
Bước 2: Đặt hỗn hợp lên bếp đun, khuấy đều tay đến khi hỗn hợp lá gai quánh lại, có màu đen, dậy mùi thơm là được.
Bước 3: Đổ hỗn hợp bột lá gai ra bát, để nguội rồi đem trộn cùng với bột gạo nếp.
Lưu ý khi sử dụng bột lá gai
- Bột lá gai có màu xanh xám đặc trưng của lá gai khô, chỉ khi đem đun lên mới có màu đen chứ không phải có màu đen sẵn, nên quý khách lần đầu tiên sử dụng nên lưu ý tránh mua phải bột lá gai kém chất lượng.
- Không trộn trực tiếp bột lá gai vào bột gạo nếp, mà phải hòa bột lá gai với nước, đun lên tạo hỗn hợp màu đen rồi mới đem nhào cùng bột gạo nếp để tạo màu.
- Tùy vào màu sắc đậm nhạt của bột lá gai bạn căn chỉnh lượng bột lá gai làm bánh cho hợp lý để có màu sắc như mong muốn.
- Bột lá gai khi không sử dụng hết nên bảo quản bột trong túi kín tránh ẩm mốc, không bị mất đi hương vị, hàm lượng chất dinh dưỡng trong lá gai.
CÁCH LÀM LÁ GAI TỪ BỘT LÁ GAI VỚI 8 BƯỚC ĐƠN GIẢN
Lá gai được thu hái vào mùa hè, phơi khô, tán bột để làm bánh ít, bánh gai. Khi lấy lá gai làm bánh, nó có màu xanh đen do có nhiều sắt, rất tốt cho sức khỏe và cho màu bánh rất đẹp. Hiện nay, để tiết kiệm thời gian nên bột lá gai được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vừa tiện lợi mà giá thành vô cùng rẻ.
Nguyên liệu
- Bột lá gai 15g
- Đường 140g
- bột gạo nếp 150g
- Vừng
- Đậu xanh 40g
- Dừa nạo
- Tinh dầu chuối
- Lá chuối
Cách làm
Bước 1: Bột lá gai 15g hòa với nước lạnh, khuấy đều sau đó đặt lên bếp đun đến khi hỗn hợp chuyển sang màu đen và mùi thơm đặc trưng thì tắt bếp, đem trộn với 60g đường để nguội.
Bột gạo nếp 150g cho ra bát, sau đó đổ phần hỗn hợp bột lá gai vào trộn đều, nhồi đến khi hỗn hợp bột dẻo mịn là được.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, làm nóng chảo rồi cho vừng vào rang. Khi thấy dậy mùi thơm và nghe tiếng nổ tức là vừng đã chín, chúng ta cho vừng ra tô và để nguội.
Bước 3: Làm đậu xanh
Đậu xanh 40g chúng ta phải ngâm nước trước từ 2-3 tiếng trước khi làm bánh. Sau đó rửa sạch lại và cho vào nồi hấp hấp chín, nếu không có nồi hấp các bạn có thể dùng nồi cơm điện. Đậu xanh chín thì cho vào máy xay hoặc cho vào cối giã nhuyễn.
Bước 4: Làm nhân bánh
Cho dầu vào bát đậu xanh xay nhuyễn + dừa nạo + tinh dầu chuối + 50g đường cho vừa ăn, trộn đều tất cả lên. Sau khi đã trộn xong thì cho nhân vào lòng bàn tay và viên nhân lại thành những viên tròn nhỏ.
Bước 5: Lá chuối bọc bánh
Dùng giẻ sạch lau cho sạch miếng lá chuối khô để cho lá mềm, tiếp đến xoa vào tay một ít dầu ăn và cũng xoa một ít vào mặt trong, mặt tiếp xúc với bánh của lá chuối.
Bước 6: Nặn bánh
Vắt lấy một chút bột dàn ra trên lòng bàn tay rồi cho một viên nhân đậu xanh vào giữa, gói lại soa cho vỏ bánh bọc kín nhân bánh.
Bước 7: Gói bánh
Trải hai miếng lá chuối xếp lên nhau theo hình chữ thập và cho bánh đã viên, tạo hình vào giữa và gói lại, buộc lạt cho chắc chắn. Tương tự chúng ta thực hiện như vậy cho đến khi hết bánh, hết nhân.
Bước 8: Hấp bánh
Xếp bánh đã gói xong vào nôi hấp đã cho nhiều nước, đun với lửa lớn. Một mẹo để bánh chín đều trong cách làm bánh gai này là xếp các bánh hơi thưa nhau và canh hấp trong khoảng 30 phút kể từ sau khi nước bắt đầu sôi. Sau khi nồi bánh sôi 30 phút, vớt bánh ra cho nguội. Bánh ngon hơn khi để nguội và thưởng thức.
=> Xem chi tiết thêm về cách làm bánh gai tại nhà
bánh gai được làm từ bột lá gai có mùi thơm
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TỪ BỘT LÁ GAI
- Phòng ngừa rụng tóc
- Lợi tiểu
- Cầm máu
- Hỗ trợ điều trị chứng phong đau nhức các khớp
- Thanh nhiệt, dưỡng huyết an thai
- Chống oxy hóa
- Hỗ trợ điều trị khi động thai
CÁCH BẢO QUẢN BỘT LÁ GAI TỐT NHẤT ĐỂ SỬ DỤNG LÂU DÀI
Bột lá gai nguyên chất được chế biến thành dạng bột khô nên rất dễ dàng bảo quản mà thời gian bảo quản lại được lâu.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Khóa kín sản phẩm khi không sử dụng.
ĐỊA CHỈ BÁN BỘT LÁ GAI NGUYÊN CHẤT?
Để đặt mua sản phẩm bột lá gai Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi: