Bột lá riềng nguyên chất 100% tự nhiên (màu xanh)
Bột lá riềng được sản xuất 100% từ lá riềng tạo thành dạng bột mịn, không chứa chất bảo quản, không chứa chất phụ gia, đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng. Bột lá riềng vẫn giữ được màu xanh tươi mát và mùi thơm đặc trưng của lá riềng.
GIỚI THIỆU VỀ CÂY RIỀNG
Cây riềng có tên gọi khác là cao lương khương, kìm sung, riềng gió,… Tên khoa học là lpinia officinarum Hance thuộc họ nhà gừng.
Cây riềng là cây thân thảo, sống nhiều năm, cây trưởng thành có thể cao đến 2 mét. Lá màu xanh, hình mũi mác, nhọn ở đầu, một số lá có hình tròn thuôn. Hoa riềng nở vào tháng 5 – tháng 8, mọc trên đỉnh cây tạo thành một cụm có hình dáng như chiếc dùi, màu trắng xanh.
LỢI ÍCH CỦA LÁ RIỀNG
Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần của lá riềng có chứa natri, sắt, chất xơ, vitamin A, E, và flavonoid. Đây là những chất mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
- Trong đông y riềng chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp mau lành vết thương. Ngoài ra còn giúp điều trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày.
- Với ưu điểm là loại lá khá lành tính, không tạo ra mùi vị lạ lá riềng còn trở thành gia vị tạo màu cho món ăn và làm nước tắm cho trẻ nhỏ phòng ngừa rôm sảy và mụn nhọt.
CÁCH LẤY MÀU CỦA BỘT LÁ RIỀNG
Cách 1: Trộn trực tiếp bột lá riềng với nguyên liệu để tạo màu.
Cách 2: Bột lá riềng với lượng vừa đủ hòa cùng nước lạnh, sau đó lọc qua khăn xô lấy phần nước cốt màu xanh đem chế biến món ăn.
CÁCH SỬ DỤNG BỘT LÁ RIỀNG
Bánh chưng lá riềng
Nguyên liệu
- 650gr gạo nếp
- 20g bột lá riềng
- 400gr đậu xanh không vỏ
- 300gr thịt ba chỉ
- Lá dong hoặc lá chuối
Cách làm
Bước 1: Gạo ngâm qua đêm với bột lá riềng,sau đó vớt ra rá và 1 thì cà phê muối, rồi xóc trộn thật đều cho gạo ngấm gia vị. Như vậy cách làm bánh chưng ngon, đậm đà hơn.
Bước 2: Cho thịt ra bát + 1/2 thìa cà phê muối + 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, rồi trộn đều, ướp khoảng 15 – 30 phút cho thịt ngấm gia vị.
Bước 3: Tiến hành thực hiện cách gói bánh chưng tại nhà:
Chuẩn bị 4 lá dong và xếp theo hình chữ thập như sau: 2 lá cho mặt phải úp xuống bàn, phần gân nổi lên trên. Sau đó còn 2 lá bạn xếp thành hình chữ thập, nhưng cho mặt phải của lá ngửa lên trên, như vậy bánh chưng sẽ có màu xanh đẹp mắt. Cho 1 bát gạo vài giữa lá bánh, san bằng cho thành hình vuông. Tiếp đó cho 1/2 bát đỗ lên trên, rồi cho 1-2 miếng thịt vào giữa. Sau đó lại cho 1/2 bát đỗ + 1 bát gạo rồi tiến hành gói lại và dùng lạt buộc chặt.
Bước 4: Luộc bánh chưng:
Xếp bánh ngay ngắn vào nồi, rồi dùng que chèn lên trên (Để khi cho nước vào bánh không bị nổi) nước ngập bánh, rồi tiến hành luộc bánh bánh với lửa to cho đến khi nước sôi. Sau khi nước sôi bạn hạ nhỏ lửa và ninh bánh khoảng 10 tiếng là bánh chín. Trong quá trình luộc bánh nhớ giữ lửa đều và kiểm tra nếu nước cạn một nửa thì cho cho thêm nước vào đun bánh, tránh để bánh bị cháy. Luộc đủ 10 tiếng sau đó dập tắt lửa và ngâm bánh khoảng 1 – 2 tiếng.
Bước 5: Vớt ra chậu nước lạnh để bánh không bị nhão, rồi vớt cho vào mâm, xếp ngay ngắn và dùng vật nặng nén bánh xuống để bánh vuông vắn, đẹp mắt hơn.
Thấy bánh chưng là thấy Tết! Dù bạn có đi đâu, làm gì, chỉ cần trở về bên gia đình, cùng nhau quây quần gói chiếc bánh chưng hay ngồi canh nồi bánh sôi sùng sục trên bếp lửa đầy than hồng đã thấy không khí Tết ùa về. Mùi hương thơm lừng tỏa ra cùng màu xanh bắt mắt của lá riềng, gạo nếp cái hoa vàng cùng vị ngọt bùi của đậu xanh, vị ngậy béo của nhân thịt trong chiếc bánh trưng đã tạo nên hương vị Tết không thể lẫn vào đâu được.
Xôi lá riềng
Nguyên liệu
- Gạo nếp 500g
- Bột lá riềng 7g
- Nước cốt dừa 50g
- Dừa tươi
Cách làm
Bước 1: Vo đãi gạo sạch sẽ.
Bước 2: Ngâm gạo với nước lạnh 4-5 tiếng cho gạo mềm. Cho gạo đã ngâm đủ nước ra rá để ráo.
Bước 3: Bột lá riềng với lượng vừa đủ hòa cùng nước lạnh, sau đó lọc qua khăn xô lấy phần nước cốt màu xanh.
Bước 4: Cho gạo đã ngâm vào nước cốt bột lá riềng.
Bước 5: Ngâm gạo với nước bột lá riềng chừng 15-30 phút. Trong quá trình ngâm, nên để ý màu sắc của gạo. Nếu thấy màu vừa ý thì có thể vớt gạo ra và xả nhanh qua nước lạnh làm sạch bột còn bám.
Bước 6: Cho gạo đã ngâm với nước bột lá riềng vào xửng và hấp (có thể dùng khuôn để nấu xôi ngũ sắc).
Bước 7: Trong thời gian chờ hấp xôi tiếp tục hấp thêm đậu xanh, cho đậu xanh vào nồi hấp nhớ hấp đậu xanh cũng nên cho nước trong nồi lượng vừa phải để cho mực nước trong nồi săm sắp bề mặt đậu, và cho thêm 1 chút muối vào để cho đậu nhanh chín hơn. Đợi cho cho đến khi đậu xanh được luộc chín tiến hành bắc nồi ra và vớt đậu ra sau đó tiến hành dùng cối để giã đậu cho nhuyễn nhỏ ra và sắp sẵn ra bát.
Bước 8: Sau khi đậu đã được luộc chín chờ xôi chín bắc xôi ra khỏi bếp sau đó tiến hành lấy xôi ra đĩa để trưng bày hoặc có thể lấy xôi ra giá để cho xôi nguội và ráo hơn rồi sau đó sắp xôi ra đĩa rắc vừng, dừa nạo lên bề mặt xôi.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món xôi vừng dừa lá riềng thơm ngon hấp dẫn rồi ạ!
Xôi là một món ăn ngon không chỉ xuất hiện trong ngày lễ tết mà còn trong bữa ăn của gia đình. Thay vì màu trắng đơn giản bạn có thể biến tấu thành màu xanh bắt mắt và hấp dẫn hơn bằng bột lá riềng.
CÁCH BẢO QUẢN BỘT LÁ RIỀNG
Nên bảo quản bột lá riềng nơi khô ráo thoáng mát, tránh nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào bột sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bột. Bảo quản bột tốt nhất trong kho lạnh hoặc trong tủ lạnh nhằm giữ được hương vị và màu sắc, chất dinh dưỡng không bị hao hụt.
MUA BỘT LÁ RIỀNG NGUYÊN CHẤT Ở ĐÂU?
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại bột kém chất lượng khiến người tiêu dùng khó phát hiện. Vì vậy, bạn nên lựa chọn cơ sở bán hàng uy tín để mua được sản phẩm tốt nhất.
Chợ quê là đơn vị chuyên cung cấp bột lá riềng nguyên chất 100% tự nhiên, luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Để mua hàng vui lòng liên hệ:
☎ Đặt hàng: 0984.845.724/0963.274.216
➡ Zalo: 0984.845.724/0915731468
Địa chỉ: Số 11/60 Nhân Hòa - Thanh Xuân - Hà Nội
Địa chỉ: 243/32/7 Hoàng Diệu - P4 - Q.4 - TP.HCM